Tiếng Việt  |  العربية  |  Português  |  Español  |  Français  |  Русский  |  English  |  简体中文
ISO,CQC
menu điều hướng
đơn
Trang đầu > TIN TỨC > Tìm giải pháp giảm hàng tồn kho

Notícia

Tìm giải pháp giảm hàng tồn kho

2012-12-05 / admin



Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức khá cao, từ 34,9% dịp đầu tháng 3 xuống còn 20,3% vào tháng 10. Tuy hàng tồn kho không còn ở mức cao, nhưng từ nay đến cuối năm vẫn còn chồng chất khó khăn, đòi hỏi các DN phải chủ động và nỗ lực hơn nữa, các cơ quan chức năng bám sát thực tế để cùng DN gỡ khó.

Khó khăn chồng chất

  Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện các DN sản xuất thép đang tồn kho khoảng 400 nghìn đến 500 nghìn tấn thép. Tại Hải Phòng, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép cũng trong tình cảnh tương tự. Mười tháng qua, sản lượng thép giảm 18,6% so cùng kỳ năm trước. Những khó khăn mà các DN thép đang gặp phải là chi phí vốn quá cao, giá các vật tư, nhiên liệu đầu vào tăng, giá thép trên thị trường tiếp tục giảm; việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết và thị trường bất động sản đang đóng băng càng làm cho ngành thép khốn khó. Hiện, các DN thép tại Hải Phòng phải ngừng sản xuất do khó khăn về vốn, công nghệ lạc hậu, sản phẩm không cạnh tranh được với thép ngoại, hàng tồn kho nhiều trong khi tài chính của một số DN "có vấn đề". Công ty cổ phần Thép Vạn Lợi nợ sáu tổ chức tín dụng với nhiều món nợ xấu, giá trị lớn, đã phải ngừng sản xuất. Công ty này còn nợ cả tiền điện và  bảo hiểm xã hội hàng chục tỷ đồng. Công ty cổ phần Thép Cửu Long Vinashin chưa sản xuất được bao lâu đã phải "đắp chiếu". Nhiều DN thép khác sản xuất cầm chừng, chỉ từ 50 đến 70% công suất mà lượng thép tồn kho vẫn cao. Trưởng phòng Kế hoạch, Nhà máy Cán thép Lưu Xá (Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) Ðoàn Mạnh Hà, chia sẻ. Ðơn vị từ đầu năm đến nay sản xuất khoảng 162 nghìn tấn  thép nhưng tồn kho khoảng 18 nghìn tấn sản phẩm. Khảo sát tại các DN khai khoáng ở Thái Nguyên cho thấy, các DN vừa và nhỏ đang tồn kho một lượng lớn sản phẩm, nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản.

  Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở Công thương Ðồng Nai Phạm Văn Dân cho biết, tính đến tháng 10, hạt điều thô tồn kho khoảng 18 nghìn tấn, tăng 70% so cùng kỳ năm 2011. Hạt điều nhân  tồn 2.900 tấn, tăng tới 7,1 lần so cùng kỳ. Nguyên nhân do giá xuất khẩu giảm khoảng 30%, thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ và một số nước châu Âu giảm mạnh khiến các DN rất khó khăn, trong khi lượng tiêu thụ nội địa tăng không đáng kể. Ðiều này dẫn đến hàng loạt các DN, cơ sở kinh doanh nông sản ở Ðồng Nai gặp khó khăn, nhiều đơn vị mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, cho nông dân. Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Ðồng Nai (Donafood) đang rất khó khăn do thị trường xuất khẩu giảm, hàng tồn kho nhiều khiến doanh thu từ đầu năm đến nay giảm 30%. Theo Sở Công thương Ðà Nẵng, đến đầu tháng 11-2012, 33 DN công nghiệp tồn kho với tổng giá trị tính đến ngày 31-7 là 1.551 tỷ đồng, tăng 25,2% so cùng kỳ năm 2011. Các sản phẩm tồn kho lớn gồm vật liệu xây dựng, săm lốp (xe máy, ô-tô), thủy sản đông lạnh, hàng mộc xuất khẩu, linh kiện điện tử...

Tìm lối thoát

  Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tiết giảm sản xuất đang là giải pháp hàng đầu mà các DN thép đành phải lựa chọn để ứng phó với thực trạng hiện nay. Các DN ngành thép bày tỏ rằng, bên cạnh nỗ lực của bản thân DN thì Nhà nước cần có những chính sách vĩ mô như kích cầu xây dựng cơ bản, bất động sản, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp DN tăng lượng hàng tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho; xem xét việc giảm thuế VAT nhằm giảm giá thép, góp phần kích cầu tiêu dùng; tạo điều kiện cho xuất khẩu thép dư thừa; có biện pháp ngăn chặn các loại thép có nguồn gốc từ nước ngoài, khai man chủng loại để "luồn lách" vào Việt Nam bán giá rẻ, lũng đoạn thị trường... Mặt khác, tình trạng khó khăn của ngành thép hiện nay cũng là dịp để các DN tự nhìn nhận lại chính mình để có giải pháp nâng cao sức cạnh tranh bằng đầu tư, đổi mới công nghệ, sắp xếp lại sản xuất để tiết giảm chi phí... Ðây cũng là lúc để các DN thép tính toán, liên kết với nhau tạo dây chuyền sản xuất quy mô, liên hoàn nhằm giảm các công đoạn trung gian không cần thiết, hoặc tạo dựng những thương hiệu mạnh...

  Theo Bộ Công thương, đối với mặt hàng thép xây dựng, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thép Việt Nam nắm bắt sát tình hình về cung, cầu, giá cả để kịp thời thông tin cho DN cũng như kiến nghị đề xuất Chính phủ các giải pháp bình ổn thị trường. Những tháng gần đây, có hiện tượng thép cuộn xây dựng chứa hàm lượng Bo rất thấp của Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, nhưng lại khai là "thép hợp kim" hòng hưởng mức thuế suất 0%. Bộ đã kiến nghị Hiệp hội phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ liên quan nghiên cứu quy định tiêu chuẩn liên quan tới mặt hàng thép hợp kim được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% vào Việt Nam, để tránh gian lận thương mại trong nhập khẩu.

  Sở Công thương Ðồng Nai đang triển khai ba giải pháp cơ bản gồm: tổ chức xúc tiến thương mại cho các DN tìm cơ hội xuất khẩu; tổ chức gặp gỡ giữa các ngân hàng và DN để gỡ khó về vốn; hỗ trợ công tác khuyến công. Tháng 9 vừa qua, các ngân hàng ở tỉnh Ðồng Nai đã tổ chức gặp gỡ gần 70 DN để phổ biến về 134 gói hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp cho DN. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Ðồng Nai cho biết, chín tháng đầu năm, mức lãi suất từ 13% trở lên chiếm tới hơn 80% tổng dư nợ tín dụng; còn lại chỉ gần 20% có mức lãi suất 13% trở xuống. Ngân hàng cũng đã giảm lãi suất về mức 15% cho hơn 5.700 khách hàng, với dư nợ được giảm tương đương gần 5.000 tỷ đồng. Tuy lộ trình lãi suất đã giảm dần, nhưng nhiều DN chia sẻ, họ chỉ có thể cầm cự với mức lãi suất cao nhất 13% vì còn phải gánh thêm nhiều loại phí khác. Giám đốc Nhà máy bê-tông đúc sẵn Hùng Vương (Ðồng Nai) Ðào Văn Hạc kiến nghị, DN chỉ chịu được mức lãi vay từ 10 đến 13%/năm.

  Phó Giám đốc Sở Công thương Ðà Nẵng Lê Viết Tươi cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay, Sở đã phối hợp các cơ quan, ban, ngành tổ chức 14 phiên chợ hàng Việt ở hầu hết các địa bàn đông dân cư, công nhân, người lao động. Từ nay đến cuối năm, Sở tổ chức thêm ba phiên chợ nữa ở các vùng nông thôn, khu công nghiệp, rồi tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam vào giữa tháng 12. Gần đây, TP Ðà Nẵng có chủ trương, khi thực hiện các công trình trên địa bàn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hay thành phố thì chủ đầu tư phải ưu tiên sử dụng sản phẩm do các DN của Ðà Nẵng sản xuất.  Sở Công thương Ðà Nẵng cũng làm cầu nối, tổ chức cho các hiệp hội DN sản xuất gặp gỡ nhau, thỏa thuận và liên kết sử dụng sản phẩm của nhau. Về điểm này, mới đây, Bộ Công thương cũng tổ chức cho các tập đoàn, tổng công ty, DN nhà nước ngành công thương ký thỏa thuận cam kết ưu tiên sử dụng các sản phẩm của nhau nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm hàng tồn kho, góp phần thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

  Thực tế ở Ðà Nẵng cũng như nhiều nơi khác, DN không muốn công khai số lượng hàng tồn kho vì cho rằng có thể làm tổn hại uy tín, mất giá sản phẩm, có thể bị coi năng lực điều hành, quản lý yếu kém, thiếu năng động... Với những DN đã tham gia thị trường chứng khoán thì cổ đông lo lắng, giá cổ phiếu sụt giảm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Ðà Nẵng Văn Hữu Thiết kiến nghị, các hiệp hội DN cần hình thành ngay diễn đàn mua bán, tiêu thụ hàng tồn kho trên bình diện quốc gia cũng như từng địa phương trên cơ sở hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên đưa danh mục những mặt hàng tồn kho có giá trị lớn như sắt thép, xi-măng, vật liệu xây dựng... vào diện được thế chấp để vay vốn.

  Không gặp khó khăn về hàng tồn kho, nhưng Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú-Trafuco (Hà Nội) vẫn phải điều chỉnh giảm doanh thu từ 1.200 tỷ đồng theo kế hoạch xuống còn hơn 1.000 tỷ đồng do thị trường khó khăn. Các loại sản phẩm dây cáp điện dân dụng thì bán chạy (doanh thu 60 tỷ đồng/tháng), nhưng sản phẩm cáp động lực cho các công trình lưới điện thì tiêu thụ hết sức khó khăn. Lãnh đạo Trafuco khẳng định, trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt, để giảm hàng tồn kho, không gì tốt hơn là các DN phải chăm lo củng cố thương hiệu, chăm lo hậu mãi. Bên cạnh đó, công ty đang triệt để thực hiện các biện pháp rà soát, tiết giảm cao nhất các chi phí đầu vào để tạo sức cạnh tranh. Ðối với dây chuyền sản xuất cáp động lực, mặc dù gần như không có lãi nhưng công ty vẫn phải duy trì sản xuất trên cơ sở cân đối lợi nhuận, lấy "dân dụng" bù "công nghiệp" để giữ thị trường, lao động, duy trì hoạt động ổn định của dây chuyền.

  Cũng tập trung vào tiết giảm chi phí và giãn tiến độ sản xuất, Công ty Liên doanh sản xuất thép Việt-Úc (Hải Phòng) cơ cấu lại sản xuất theo hướng, mỗi tháng nghỉ cán một phần ba thời gian và nghỉ hai tháng liền kề để giảm chi phí mỗi khi khởi động lò nung trở lại. Trong thời gian này, DN bố trí cho lao động làm các công việc bảo trì, sửa chữa thiết bị, đào tạo tay nghề, bồi dưỡng quy trình sản xuất an toàn... Cùng với đó, công ty nỗ lực hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm năng lượng... Trong khi đó, các DN khai khoáng ở Thái Nguyên mong muốn tỉnh kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành có những giải pháp ưu đãi đặc biệt cho các hoạt động khai khoáng. Mặt khác, tự thân các DN này nhận thấy cần chủ động huy động các nguồn lực bên ngoài hoặc tạm thời chuyển hướng đầu tư, giảm lương, giảm nhân công dư thừa, tiết kiệm sản xuất, chi tiêu...

Tìm kiếm
Liên hệ
+86-21-68763311
+86-21-68763366

Giới thiệu

Joyal hoạt động ở biên giới của bộ máy khai thác mỏ. Chúng tôi sử dụng tài sản đẳng cấp thế giới, công nghệ, năng lực, và biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.

Liên hệ

Email:joyal@crusherinc.com Điện thoại:  +86-21-68763311 Fax: +86-21-68763366 Mã bưu: 201201